Thất bại của Cách mạng Cách_mạng_Đức_(1848–1849)

Cách mạng 1848 thất bại trong nỗ lực thành lập một quốc gia nói tiếng Đức vì Quốc hội Frankfurt phản ánh nhiều đòi hỏi quyền lợi khác nhau của tầng lớp trung lưu và thượng lưu của Đức. Các thành viên không thể hình thành được liên minh và thúc đẩy cho các mục tiêu cụ thể. Cuộc xung đột đầu tiên nổ ra quanh mục tiêu của Quốc hội. Các nhà Tự do muốn soạn thảo một Hiến phái trình lên các quốc vương, trong khi một nhóm nhỏ cấp tiến muốn Quốc hội tự tuyên bố mình là Quốc hội lập hiến. Họ không thể vượt qua sự chia rẽ cơ bản này, và không có một hành động dứt khoát nào về việc thống nhất hay giới thiệu những luật dân chủ. Quốc hội suy sụp vì cuộc tranh luận. Trong khi cuộc cách mạng Pháp diễn ra trên một quốc gia dân tộc, các lực lượng dân chủ và tự do ở Đức năm 1848 phải đối mặt với nhiệm vụ xây dựng một Quốc gia thống nhất và một bản Hiến pháp cùng một lúc.[76]

Khi Nghị viện Frankfurt khai mạc này 18 tháng 5 năm 1848, các đại biểu đã bầu Heinrich von Gagern làm Chủ tịch thứ nhất của Quốc hội. Ông ta có sự ủng hộ mạnh mẽ từ các thành viên Trung-Hữu và một vài người cánh tả có tư tưởng ôn hòa, có thể nhà vậy mà ông ta kiểm soát được tới khoảng 250 đại biểu trong Quốc hội Frankfurt.[77] Gagern ủng hộ mạnh mẽ công cuộc thống nhất Đức quốc. Tuy nhiên ông nhấn mạnh rằng Quốc hội cần phải có được sự tán thành của các quốc vương, những người bị coi là cực kì phản động. Thêm vào đó, chỉ mỗi Vương quốc Phổ đã có đủ lực lượng quân sự cần thiết cho công cuộc thống nhất. Nhiều người trong Quốc hội, bao gồm Gagern, không tin tưởng vào những ý định của nước Phổ và chính phủ chuyên chế ở đó. Sợ mất danh tiếng người bầy tôi trung thành của quốc vương, những người tự do mang tư tưởng ôn hòa nhanh chóng kết luận rằng chỉ có các cuộc đàm phán sẽ dẫn đến tiến bộ chính trị. Quân đội Phổ bỏ qua đề nghị cải cách và đuổi phần lớn các đại biểu của Quốc hội ra khỏi Frankfurt vào năm 1849.

Quốc hội Frankfurt không có quyền hạn đánh thuế và phải dựa dẫm hoàn toàn vào thiện chí của các quốc vương. Vì rất nhiều các thành viên giữ chức vụ có ảnh hưởng ở các tỉnh, họ miễn cưỡng kêu gọi cải cách triệt để hoặc làm trái ý ông chủ của họ, cho nên họ không thể huy động vốn cho các lực lượng vũ trang, và cũng không thực thi pháp luật họ đã ban hành. Hàng trăm người quá khích, tin rằng một cuộc nổi dậy vũ trang là cần thiết, không còn quan tâm và bỏ rơi hội đồng để cố gắng nâng cao các lực lượng ở cấp địa phương hầu mang lại một cuộc cách mạng "thực sự". Nếu không có một bộ máy hành chính, họ không thể thu nhập tiền.

Các thành viên Quốc hội muốn thúc đẩy những cải cách, nhưng sự chia rẽ lớn trong nội bộ của họ đã trở nên rõ ràng và ức chế sự tiến triển đó; ví dụ, giữa những người ủng hộ GrossdeutschlandKleindeutschland, Công giáoKháng Cách, ủng hộ Áo hay là Phổ. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo các thành bang của Đức dần dần nhận ra rằng địa vị của họ không còn bị đe dọa. Nhà vua Bavaria đã phải thoái vị, nhưng đó chỉ là một phần từ những áp lực từ bên dưới. Khi mối đe dọa từ cuộc nổi dậy dần lắng xuống, các quốc vương nhận ra rằng sự thống nhất là chưa thể diễn ra. Họ không muốn phải từ bỏ bất kì quyền lực nào. Khi các vương hầu dập tắt được cuộc nổi loạn trong lãnh thổ của họ, họ làm theo gương của Phổ, triệu tập các đại biểu được bầu vào Hội đồng trở về. Chỉ có Phổ, với lực lượng quân sự áp đảo, mới có thể bảo vệ Quốc hội Frankfurt khỏi cuộc tấn công của các vương hầu. Nhưng người Phổ cũng có những dự tính riêng của họ.

Quốc hội Frankfurt đã đồng ý xây dựng Reichsflotte, Hải quân Đức, ngày 14 tháng 6 năm 1848, thứ mang ý nghĩa trọng đại cho sức mạnh và ảnh hưởng của Đức trong tương lai.

Sự bất lực của Quốc hội Frankfurt, tuy nhiên, đã được phản ánh trong cuộc tranh luận về xung đột tại Đan Mạch năm 1848. Giống như nhiều sự kiện trong năm 1848, cuộc xung đột ở Đan Mạch được châm ngòi từ một cuộc biểu tình đường phố. Ngày 21 tháng 3 năm 1848, người dân Copenhagen đổ ra đường và yêu cầu một bản hiến pháp tự do.[78] Phần lớn các tỉnh vùng Holstein thuộc Đan Mạch và vùng phía nam của Schleswig nói tiếng Đức. Công dân ở Kiel và Holstein không rõ lắm về những gì xảy ra ở Copenhagen. Họ nổi dậy để thành lập một tỉnh riêng và tự trị với quan hệ gần gũi với các thành bang ở Đức. Ngày 24 tháng 3 năm 1848 họ thành lập một chính phủ tự trị tạm thời ở Holstein và phát triển quân đội Schleswig-Holstein với 7000 binh sĩ. Ý kiến thống nhất ở các bang Đức ủng hộ sáp nhập các tỉnh Schleswig và Holstein.

Phổ gửi quân đến ủng hộ phong trào độc lập, và phớt lờ Quốc hội Frankfurt khi AnhNga gây áp lực quốc tế nhằm chấm dứt chiến tranh. Người Phổ ký hiệp định hòa bình ở Malmö, yêu cầu họ rút tất cả các lực lượng tại hai công quốc và đồng ý tất cả yêu cầu khác của phía Đan Mạch.[79] Hiệp ước Malmo đã được chào đón với sự kinh ngạc lớn ở Đức, và các tranh luận tại Quốc hội, nhưng nó đã bất lực để kiểm soát nước Phổ. Ngày 16 tháng 9 năm 1848, Quốc hội Frankfurt chấp thuận của Hiệp ước Malmo theo biểu quyết đa số phiếu.[80] Sự ủng hộ của công chúng dành cho Quốc hội suy giảm sau cuộc bỏ phiếu đó, và đảng Cộng hòa Cấp tiến công khai tuyên bố phản đối Quốc hội.[79]

Sau nhiều hướng giải quyết, Quốc hội Frankfurt gặp một vấn đề lớn cho hiến pháp Đức. Tháng 10 năm 1848, nhà vua Friedrich Wilhelm IV của Phổ đơn phương ban hành hiến pháp quân chủ.[81] Theo Hiến pháp quân chủ mới này, một hội nghị Phổ được thành lập.[82] Quốc hội bao gồm cơ quan lập pháp lưỡng viện, gồm Herrenhaus (Thượng viện) các thành viên được chọn từ chính quyền địa phương, và Landtag (Nghị viện Quốc gia), các thành viên được bầu theo phổ thông đầu phiếu nam nhưng chỉ có hiệu lực sau một hệ thống bầu cử phức tạp rắc rối.[82] Otto von Bismarck được bầu làm Chủ tịch đầu tiên của Hạ viện.[82] Hạ viện được thành lập để cắt xén thẩm quyền của Quốc hội Frankfurt. Trong một nỗ lực lấy lại một số quyền lực, Nghị viện Frankfurt đề nghị vua Friedrich Wilhelm lên ngôi hoàng đế Đức.[81] Ông đã từ chối, nói rằng ông sẽ đồng ý một vương miện chỉ bằng ân sủng của Chúa, chứ không phải "từ cống rãnh".

Quốc hội Frankfurt được thành lập sau sự kiện cách mạng ở Vienna, Áo, kết quả từ sự thất bại của Hoàng thân Metternich. Hỗ trợ lớn nhất dành cho nó đến từ các tỉnh phía nam, những nơi có trueyenf thống chống đối các bạo chúa địa phương. Sau khi Áo nghiền nát cuộc nổi dậy ở Ý 1848/1849, nhà Habsburgs sẵn sàng đối phó với các thành bang ở Đức. Không thể tập hợp được một đội quân và thiếu sự hỗ trợ trên diện rộng, Hội nghị không thể cưỡng lại sức mạnh của Áo. Quốc hội Frankfurt đã giải tán ngày 31 tháng 5 năm 1849.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cách_mạng_Đức_(1848–1849) http://www.germanheritage.com/essays/1848/the_revo... http://omniatlas.com/maps/europe/18480321/ http://www.zeit.de/zeit-geschichte/2010/03/Text-In... http://www.jstor.org/stable/1877214 http://www.jstor.org/stable/1904890 http://www.jstor.org/stable/2147265 http://www.lwl.org/westfaelische-geschichte/que/no... http://www.wdl.org/en/item/41 https://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb11934731n https://data.bnf.fr/ark:/12148/cb11934731n